Vietnam has many factors driving Mergers & Acquisitions

SHARE:

(Original: “Việt Nam đang có nhiều yếu tố thúc đẩy hoạt động M&A”)

Việt Nam đang có nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn M&A năm 2015 với chủ đề “Chờ đón sự bùng nổ”, diễn ra tại TP HCM ngày 6/8.

Nhận định về hoạt động M&A tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đánh giá, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, hoạt động M&A tại Việt Nam đã không ngừng gia tăng. Năm 2014, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam ước đạt khoảng 4,2 tỷ USD. Trong những tháng đầu năm nay hoạt động M&A tiếp tục diễn ra sôi động với nhiều thương vụ lớn. M&A đang trở thành một hình thức đầu tư, một kênh tham gia thị trường ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhằm đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)… Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, trong đó cho phép nới room đối với nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Việc thực thi các đạo luật và chính sách quan trọng này đang tạo ra một môi trường pháp lý hoàn thiện hơn, góp phần cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và thị trường M&A nói riêng.

Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế, tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn của Việt Nam cũng đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động M&A. Sau 8 năm gia nhập WTO, Việt Nam đang tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, triển khai thực hiện các cam kết trong nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan. Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Mặc dù phiên đàm phán vừa kết thúc tại Hawai chưa đi đến kết thúc, nhưng với nỗ lực từ nhiều năm nay của các nước, khả năng đi đến ký kết Hiệp định này là khá lớn.

Một yếu tố khác đang thúc đẩy hoạt động M&A, đó là Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Mặc dù tiến trình này còn chậm và chưa đạt được kết quả như mong đợi nhưng các cuộc IPO của các doanh nghiệp lớn trong các ngành như: giao thông vận tải, viễn thông, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… đang tạo nguồn hàng mới hấp dẫn đối với thị trường M&A. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN theo chủ trương của Chính phủ cũng đang góp phần làm cho thị trường M&A trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, thị trường M&A còn được hỗ trợ bởi xu hướng trỗi dậy mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn M&A như một chiến lược quan trọng để tái cấu trúc, hướng tới tăng trưởng bền vững.

Nguyên nhân thu hút nhà đầu tư trong hoạt động M&A còn bởi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, mặt bằng lãi suất giảm, quá trình cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đang được đẩy nhanh và mang lại những kết quả tích cực bước đầu.

Trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,28%, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2014 và đây là mức tăng GDP cao nhất kể từ năm 2009. Lạm phát cơ bản chỉ tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,3%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tăng 8,8% và vốn ODA giải ngân tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước…

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, cùng với việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, các yếu tố nói trên đã, đang và sẽ thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo tiền đề để thu hút các dòng vốn mới và đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đồng thời làm phong phú các hình thức đầu tư phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa.

GS.TS Christopher Kummer, Chủ tịch Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên kết (IMAA) cho biết, Việt Nam đang xếp hạng 20 toàn cầu về hoạt động M&A. Việc xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì vị trí 20 về M&A là rất đáng chú ý. Trong khi đó, năm 2014, Việt Nam xếp thứ 24 trên toàn cầu với 339 thương vụ M&A diễn ra. Các thương vụ M&A trong nước diễn ra khá sôi động, tuy nhiên các thương vụ M&A xuyên quốc gia của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức tương đối thấp và chỉ khoảng 10 thương vụ mỗi năm.

Vietnam has many factors driving Mergers & Acquisitions (M&A) Banking

2024 Top Global M&A Deals

IMAA’s 2024 Top Global M&A Deals industry coverage offers an overview of the year’s most significant M&A transactions across eight key industries. This monthly M&A

Read More »

Subscribe our newsletter!

Stay up to date with IMAA Institute company news

Are you sure you
want to log out?

In order to become a charterholder you need to complete one of the IMAA programs