Vietnamese enterprises investing overseas

SHARE:

Vietnamese enterprises investing overseas

Doanh nghiệp Việt tạo sóng đầu tư nước ngoài

Nhận định xu hướng đầu tư phát triển toàn cầu năm 2015, GS.TS Christopher Kummer, Chủ tịch Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên kết (IMAA) cho biết, nhìn sâu hơn về các thương vụ đầu tư được công bố trên phạm vi toàn cầu trong năm nay thì hoạt động mua bán đạt tổng trị giá hơn 4 nghìn tỷ USD. Mức tăng 226 tỷ USD nàycao hơn đáng kể so với năm ngoái, tương đương với mức tăng 6%. Nếu xu hướng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới thì chắc chắn số lượng thương vụ sẽ có khả năng đạt khoảng 41.000 vào cuối năm nay. Tham gia mạnh mẽ trong hoạt động đầu tư phải kể đến sự có mặt của DN Việt Nam tại thị trường các nước.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2015 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 47 dự án với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh lên đến 155 triệu USD. Thông qua còn số thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài chứng tỏ, DN Việt ngày càng gia tăng độ nhạy với xu hướng mới của thị trường. Thay vì thụ động ngồi chờ thời đến nay DN chủ động đẩy mạnh phát triển ở thị trường các nước.

Đối với thị trường truyền thống Lào, Campuchia, Myanmar nhiều dự án đầu tư phát triển được DN tập trung. Tại những quốc gia như LàoCampuchia DN Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Trong đó, Lào là quốc gia thu hút một lượng lớn nguồn vốn của các DN Việt với tổng số vốn đạt gần 54 triệu USD (chiếm 35% tổng vốn đăng ký đầu tư).

Ví dụ, năm ngoái Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng giành nhiều sự quan tâm tới khá nhiều “DN điểm” bên Lào. Nhận định rõ Lào là thị trường tiềm năng, Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam lên kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Bảo hiểm Lane Xang Assurance Public (LAP) từ 40% đến 50%. Đình đám trong hoạt động đầu tư tại thị trường Lào và Myanmar không thể không kể đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với hàng loạt dự án nông nghiệp được đánh giá có tỷ lệ lợi nhuận cao.

Bước đầu, chính là sự chuyển mình đến các nước Đông Nam Á, Châu Á. Dần dần cơ hội đầu tư đang tạo điều kiện cho DN đang hướng đến các nước Châu Âu và Châu Phi – những thị trường “đanh thép” hơn như: Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nga, Slovakia

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường lớn thứ hai trong việc thu hút vốn của Việt Nam, với 50,8 triệu USD (chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư đăng ký) với 7 dự án cấp mới và điều chỉnh.

Đứng thứ 3 là Cộng hòa Liên bang Đức với một dự án mới, một lượt điều chỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26,5 triệu USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sự đổ bộ trong hoạt động đầu tư của DN Việt đang từng bước tạo sóng nhằm định hướng các DN khác cùng phát triển. Đơn cử, Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand. Trước đó, Vinamilk được cấp giấy chứng nhận góp 100% vốn thành lập công ty tại Ba Lan.

Mới đây tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO. Chiến lược phát triển nhanh chóng trong hoạt động đầu tư kinh doanh của FPT là minh chứng khẳng định sự phủ sóng rộng rãi của DN Việt Nam.

TS Vũ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu cho biết: “Năm nay, có nhiều thương vụ đầu tư được thực hiện. Điều này phản ánh sự chuyển động của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng, bất động sản. Hầu hết các thương vụ đầu tư diễn ra chủ động và mang tính chiến lược cao hơn trong tư duy của các nhà đầu tư và DN”.

2024 Top Global M&A Deals

IMAA’s 2024 Top Global M&A Deals industry coverage offers an overview of the year’s most significant M&A transactions across eight key industries. This monthly M&A

Read More »

Subscribe our newsletter!

Stay up to date with IMAA Institute company news

Are you sure you
want to log out?

In order to become a charterholder you need to complete one of the IMAA programs